Trung tâm Sửa máy rửa bát tại Hà Nội sẽ cùng bạn tìm hiểu các loại vật dụng không nên rửa bằng máy rửa bát, cũng như lý do tại sao chúng không phù hợp. Từ đó, bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào việc sử dụng máy rửa bát một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Đồ cổ, pha lê, thủy tinh mỏng và các món đồ đã qua sửa chữa
Những vật dụng như cốc pha lê, ly thủy tinh mỏng, đồ sành sứ cổ và các món đồ đã qua sửa chữa rất dễ vỡ và không chịu được nhiệt độ cao trong máy rửa bát. Rửa bằng máy rửa bát sẽ khiến chúng bị nứt, vỡ hoặc xỉn màu. Vì vậy, các vật dụng này nên được rửa bằng tay để đảm bảo an toàn và bảo quản tốt hơn.
Đồ gỗ
Những vật dụng bằng gỗ như thớt, khay, muôi gỗ cũng không phù hợp cho vào máy rửa bát. Nhiệt độ và áp lực nước cao của tia nước có thể làm biến dạng, nứt hoặc bong tróc bề mặt gỗ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ ở những vết nứt ấy. Để duy trì tuổi thọ và giữ gìn những món đồ gỗ, cách tốt nhất là rửa chúng bằng tay với nước ấm và xà phòng nhẹ.
Dao, kéo
Hợp chất muối trong các chất tẩy rửa dành riêng cho máy rửa bát có thể khiến lưỡi dao, kéo bị cùn và rỉ sét. Ngoài ra, một số máy rửa chén không có chức năng sấy khô dẫn đến nước đọng lại trên dao kéo và nếu để lâu sẽ hình thành các vết rỉ sét. Nghiêm trọng hơn là nhiệt độ và chất tẩy rửa mạnh có thể làm hư hại cán dao, khiến chúng trở nên ẩm mốc và nứt vỡ.
Chảo chống dính
Các loại chảo có lớp tráng chống dính cũng không nên rửa bằng máy rửa bát. Nhiệt độ cao và các hóa chất mạnh sẽ làm hư hỏng lớp tráng này, khiến chúng bị tróc ra và mất đi khả năng chống dính. Kết quả là không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chảo mà còn gây hại cho sức khỏe của con người khi lớp chống dính bong tróc lẫn vào thức ăn. Thay vì rửa bằng máy rửa bát, bạn nên rửa bằng tay với nước xà phòng nhẹ và miếng xốp mềm.
Nồi, chảo gang
Chảo gang có lớp chống dính tự nhiên, lớp này có tác dụng vừa vừa chống rỉ sét ăn mòn vừa ngăn không cho thực phẩm dính vào nồi, chảo. Tuy nhiên, nó có thể bị mất dần khi khi tiếp xúc áp suất nước và nhiệt độ cao trong máy rửa bát. Do đó, hãy rửa nồi, chảo gang bằng tay với nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ nhàng để bảo vệ và giữ gìn lớp chống dính tự nhiên của chúng một cách tốt nhất.
Đồ nhựa mỏng
Không phải tất cả đồ nhựa đều an toàn khi rửa bằng máy rửa bát, điển hình là đồ nhựa mỏng. Nhiệt độ cao của máy rửa bát có thể làm nóng chảy, biến dạng các loại đồ dùng nhựa mỏng.
Thông thường, các loại đồ dùng an toàn cho máy rửa bát sẽ có ký hiệu một chiếc bát và dĩa với giọt nước bên trên hoặc dòng chữ "an toàn cho máy rửa bát". Bạn hãy kiểm tra xem trên đồ nhựa mà bạn dùng có thích hợp cho vào máy rửa bát không nhé.
Bình giữ nhiệt
Bình và cốc giữ nhiệt có lớp cách nhiệt bên trong. Nhiệt độ cao của máy rửa bát, thường lên tới 50 - 70 độ C, có thể làm hỏng hoặc làm suy giảm chức năng của những bộ phận này, khiến chúng mất đi khả năng giữ nhiệt hiệu quả. Nếu cần rửa bằng máy, bạn cần đặt chúng ở vị trí trên cùng của giá máy rửa bát, cách xa bộ phận làm nóng của máy để đảm bảo an toàn.
Chén đĩa, vật dụng in hình, sơn màu
Những chiếc cốc in hình vẽ hoặc những chiếc bát sơn màu sắc xinh xắn rất dễ bị lem nhem, phai màu dần sau mỗi lần rửa bằng máy. Nếu bạn muốn giữ nguyên vẻ đẹp và họa tiết trên những vật dụng này, tốt nhất là nên rửa bằng tay thay vì cho vào máy rửa bát.
Vật dụng mạ vàng, mạ đồng
Tuyệt đối không cho các vật dụng như đũa, thìa, dĩa (nĩa),... mạ vàng, mạ đồng vào máy rửa bát vì có thể khiến chúng bị đổi màu, oxy hóa và mất đi vẻ bóng đẹp ban đầu.
Nắp nồi áp suất
Nắp nồi áp suất (bao gồm cả nắp cho nồi áp suất trên bếp và nồi áp suất điện) không thích hợp để rửa bằng máy rửa bát. Lý do là các mảnh thức ăn nhỏ hoặc chất tẩy rửa mạnh trong máy rửa chén có thể bám vào van điều chỉnh hoặc van an toàn trên nắp nồi áp suất.
Đồ điện gia dụng
Một số đồ điện gia dụng như máy xay, máy pha cà phê,... cũng không nên rửa bằng máy rửa bát. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và áp lực nước mạnh sẽ làm hỏng các các thiết bị này, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hoặc thậm chí là hỏng hoàn toàn. Do đó, những thiết bị này nên được rửa bằng tay cẩn thận và lau chùi bằng vải mềm.
Đồ dùng có keo hoặc nhãn dán
Khi đặt bát đĩa có nhãn dán vào máy rửa bát, nước nóng sẽ làm nóng chảy keo dán và nhãn dán bị nhũn, vụn ra, gây tắc ống thoát nước của máy rửa bát. Ngoài ra, nếu bạn xếp những loại bát đĩa đó lên trên cùng, những mảnh vụn của nhãn và keo dán sẽ rơi xuống và dính vào các bát đĩa ở phía dưới. Do đó, các đồ dùng ở dưới bị dính bẩn, không được rửa sạch hoàn toàn.
Bên cạnh lưu ý các vật dụng nhà bếp phù hợp vào máy rửa bát, bạn cũng nên chú trọng vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ cho máy rửa bát để giữ cho máy hoạt động bền lâu. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp chuyên sửa máy rửa bát và vệ sinh, bảo dưỡng tại khu vực Hà Nội đối với nhiều loại máy:
- Sửa máy rửa bát Bosch
- Sửa máy rửa bát Toshiba
- Sửa máy rửa bát Sunhome
- Sửa máy rửa bát Teka
- Sửa máy rửa bát Panasonic
- Sửa các loại máy rửa bát khác (Fagor, Malloca, National, Electrolux,...)
Với dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp và chi phí hợp lý, chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ!