Mặt bếp nhẵn của 2 loại bếp này tượng trưng cho sự cải tiến của dụng cụ nấu nướng hiện nay. Mặc dù bếp từ và bếp hồng ngoại có một số điểm về cách sử dụng và tính năng giống nhau, nhưng nhìn chung hai loại bếp này vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
1. Bếp từ
Bếp từ là một loại bếp độc đáo và hiện đại với cuộn dây đồng được đặt bên trong tấm sứ. Cuộn dây đồng làm nóng dụng cụ nấu rất hiệu quả thông qua cảm ứng điện từ.
Sử dụng bếp từ còn giúp tiết kiệm năng lượng do nó không bị mất nhiệt giữa mặt bếp và nồi. Bên cạnh đó, khi sử dụng bếp từ, bạn chỉ nên dùng dụng cụ nấu có từ tính như sắt từ, thép không gỉ,... do mặt bếp từ không thể tương thích với các dụng cụ nấu bằng chất liệu khác như gốm hoặc nhôm. Ngoài ra, phần kính của mặt bếp từ không bị làm nóng, nhờ đó mặt bếp luôn giữ được độ mát và làm giảm nguy cơ cháy bếp.
Khi nào nên sử dụng bếp từ? Bếp từ là sản phẩm lý tưởng cho các gia đình có trẻ em do loại bếp này sẽ không khởi động khi không có dụng cụ nấu bằng sắt từ được đặt lên mặt bếp. Bên cạnh đó, đối với những gia đình sống ở khu vực có khí hậu nóng bức, bếp từ tỏa nhiệt ít hơn ngay cả khi nấu ăn trong ngày nắng nóng.
Lợi ích khi sử dụng bếp từ
Mặt bếp từ làm nóng nhanh từ đó giúp tiết kiệm gần 50% thời gian nấu nướng.
Bếp tử chỉ làm nóng khi sử dụng dụng cụ nấu ăn có từ tính, giúp giảm nguy cơ cháy hoặc bỏng cho người sử dụng, đặc biệt là khi gia đình có trẻ nhỏ.
Dễ làm sạch do mặt bếp được làm bằng kính và có bề mặt phẳng, từ đó giúp người dùng tiết kiệm được chi phí sửa bếp từ.
Thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng vì loại bếp này không tạo ra lửa hay khói và giúp tiết kiệm điện năng.
Được sử dụng phổ biến nên khi xảy ra trục trặc hoặc hỏng hóc, người dùng có thể dễ dàng gọi cho các dịch vụ sửa bếp từ tại nhà.
2. Bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại là loại bếp nấu mang lại hiệu quả cao. Nó hoạt động gần giống như lò vi sóng khi nó truyền nhiệt đến dụng cụ nấu bằng bức xạ hồng ngoại trực tiếp. Loại bếp này có đèn halogen được lắp chắc chắn vào đĩa kim loại và được bảo vệ chống ăn mòn. Các cuộn dây bức xạ thường bao quanh đèn halogen và chúng tỏa nhiệt đều để truyền nhiệt đến dụng cụ nấu ăn trên mặt bếp thông qua bức xạ hồng ngoại trực tiếp.
Không giống như bếp từ, bếp hồng ngoại có thể sử dụng với các loại chảo và nồi bằng nhiều chất liệu như gốm, sắt từ và nhôm. Đồng thời về mặt nấu nướng, bếp hồng ngoại vẫn mang lại kết quả tương tự như bếp từ.
Khi nên sử dụng bếp hồng ngoại? Thiết kế bếp hồng ngoại giúp làm nóng dụng cụ nấu ngay lập tức và nấu nhanh hơn với sự phân bổ nhiệt đồng đều trên bề mặt bếp. Nhiệt được tạo ra bởi ánh sáng hồng ngoại bật ra khỏi các phân tử, khiến chúng chuyển động và tạo ra nhiệt lượng cần thiết. Loại bếp nấu với phương pháp tạo nhiệt này thường phù hợp để nấu ăn ở những khu vực đông đúc hoặc chật hẹp như nhà bếp trong các căn hộ nhỏ, khi đi cắm trại hoặc trong ký túc xá với chi phí sử dụng và sửa chữa bếp hồng ngoại thấp.
Lợi ích khi sử dụng bếp hồng ngoại
Nấu thức ăn nhanh và có chất lượng tốt hơn nhờ nhiệt phân bổ đều và dễ kiểm soát.
- Sau khi tắt bếp, mặt kính của bếp hồng ngoại vẫn chưa thể nguội ngay nên bạn có thể tận dụng nhiệt lượng này để ủ ấm thức ăn, ninh hầm thêm mà không cần bật bếp.
Không kén nồi, có thể đun nồi nhôm, gang, inox, thủy tinh, đất,....
Giữ lại độ ẩm cao hơn trong thức ăn.
Có tính di động cao nên có thể đặt ở bất kì vị trí nào mà người sử dụng mong muốn do đó bếp hồng ngoại phù hợp cho nhà bếp nhỏ, trên thuyền, phòng ký túc xá hay dùng cho đi cắm trại.
3. Những điểm khác biệt giữa bếp từ và bếp hồng ngoại
Cơ chế hoạt động
Bếp hồng ngoại có đèn halogen và cuộn dây tỏa nhiệt kết hợp để truyền nhiệt đến bề mặt bếp và dụng cụ nấu ăn thông qua bức xạ hồng ngoại trực tiếp. Như vậy, bếp hồng ngoại đốt nóng mặt kính sau đó mới truyền nhiệt đến nồi nên dễ gây bỏng nếu tiếp xúc với mặt bếp. Do đó, bạn phải rất cẩn thận khi đun nấu để không chạm tay vào vùng nấu của bếp. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên chọn loại nồi có diện tích đáy lớn hơn hoặc bằng với diện tích phát sáng của vùng nấu trên bếp hồng ngoại.
Đối với bếp từ, nhiệt được truyền bằng dòng điện từ trường từ các cuộn dây được đốt nóng bằng bức xạ điện từ nằm bên dưới mặt kính đến dụng cụ nấu có từ tính đặt trên bề mặt nấu. Khi nấu ăn, bếp từ không phát sinh nhiệt lên bề mặt kính. Nếu chỉ nấu các món đơn giản, nấu nhanh thì vùng nấu trên mặt kính bếp từ sẽ không quá nóng như bếp hồng ngoại. Mặt bếp chỉ bị nóng khi bạn đun nấu quá lâu như đun nước, luộc, nấu các món có nhiều nước. Vì thế mà bếp từ được đánh giá là an toàn hơn bếp hồng ngoại, gia đình có trẻ nhỏ cũng thường đun nấu bằng bếp từ.
Làm nóng
Mặc dù bếp từ làm nóng nhanh nhưng nhiệt lại phân bổ không đồng đều, nguồn nhiệt ở đây thường tập trung ở điểm trung tâm trên mặt bếp. Mặt khác, bếp hồng ngoại tuy làm nóng chậm hơn nhưng phân bổ nhiệt đều hơn, từ đó sẽ làm thức ăn chín đều hơn, đồng thời giúp quá trình nấu nướng diễn ra nhanh, dễ kiểm soát và có chất lượng tốt hơn .
Dụng cụ nấu ăn
Như đã nêu ở trên, đối với bếp từ bạn chỉ có thể sử dụng chất liệu sắt từ như inox hay gang do cơ chế hoạt động của bếp là truyền nhiệt thông qua dòng điện từ trường nên chất liệu của dụng cụ nấu cần phải có từ tính.
Mặt khác, bếp hồng ngoại có thể tương thích với tất cả các loại dụng cụ nấu ăn nhờ phương pháp truyền nhiệt trực tiếp.
Hiệu suất năng lượng
Bếp từ có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt hơn so với bếp hồng ngoại do khi các cuộn dây dưới mặt bếp từ đã được làm nóng, chúng sẽ truyền nhiệt trực tiếp đến dụng cụ nấu, từ đó giúp tiết kiệm điện năng và giảm lượng nhiệt tỏa ra không cần thiết.
Lược dịch từ revolutiontwo.com và pediaa.com