Cũng giống như máy giặt, khi sử dụng máy sấy quần áo bạn không nên sấy quá nhiều đồ cũng 1 lượt mà nên phân loại các loại quần áo khác màu, chất liệu để sấy riêng. Tránh trường hợp bị phai màu hay quần áo bị xoắn làm nhão sợi vải và hỏng quần áo.
Công tắc, dây dẫn bị chảy do nguồn điện tăng đột biến
Điều đặc biệt ở máy sấy quần áo là bạn không nên để trạng thái cắm điện cả ngày, dù máy không hoạt động. Bởi khi máy sấy bắt đầu hoạt động thì dòng điện sẽ đột ngột tăng, gây tổn hại nghiêm trọng đến các mạch điện và có thể làm tan chảy các thành phần nhựa chứa bộ vi xử lý. Khi sự cố này xảy ra, bạn sẽ phải gọi thợ sua may say quan ao tai ha noi và mất một khoản tiền không nhỏ cho công tác sửa chữa. Cách tốt nhất là nên rút phích cắm điện hoặc ngắt nguồn điện của máy sấy khi không sử dụng.
Loạn chương trình cài đặt sẵn
Chắc hẳn việc cài lại chương trình sấy cho máy sấy quần áo sẽ nằm ngoài khả năng của bạn hãy để những chuyên gia về kỹ thuật hỗ trợ bạn cài đặt lại. Đây là dịch vụ hỗ trợ khá đơn giản với chi phí tương đối rẻ. Ngoài ra, khi đã gọi thợ sửa chữa máy sấy quần áo tại nhà thì bạn nhờ kỹ thuật viên kiểm tra lại tình trạng hoạt động của máy, bảo dưỡng một số bộ phận như lồng sấy, các dây nối,...
Đèn bảng điều khiển không sáng hoặc nháy liên tục
Đèn bảng điều khiển không sáng thường là do không có điện cấp nguồn (dây bị chuột cắn, lỏng phích cắm...). Hiện tượng đèn nháy liên tục và không sấy được thường là do máy bị quá tải, đường điện có vấn đề hoặc các lỗi khác (Bảng điều khiển hiện chữ E10 chỉ báo trục trặc về nguồn cung cấp nước; E20: trục trặc về thải nước; E40: cửa mở).
Với trường hợp đèn bảng điều khiển không sáng bạn nên kiểm tra lại tiếp xúc của ổ cắm điện, dây dẫn điện xem có bị đứt không? Nếu đã kiểm tra không phát hiện dây bị đứt thì bạn nên báo kỹ thuật viên kiểm tra sửa chữa. Trong trường hợp đèn bảng điều khiển nháy liên tục và máy không chạy do bạn chất quá nhiều đồ vào trong máy sấy, đường điện bị sụt áp và các nguyên nhân khác. Bạn thử bỏ bớt quần áo, kiểm tra lại đường điện, tắt đi bật lại máy nếu không có hiệu quả thì bạn cần gọi thợ sửa chữa.
Máy rung lắc mạnh & có tiếng ồn lớn
- Hiện tượng máy sấy quần áo bị rung và có tiếng ồn lớn thường là do vị trí lắp đặt máy hoặc lượng quần áo trong máy sấy quá ít khiến quần áo bị dồn về một phía của lồng sấy làm cho lồng sấy mất cân đối gây ra rung lắc mạnh bất thường.
Cách khắc phục hiện tượng này trước hết là bạn hãy chọn một vị trí đặt máy sấy quần áo phù hợp: đặt máy cố định trên bề mặt phẳng (không nhất thiết phải có chân đế nếu sàn nhà phẳng),bề mặt sàn cần phải khô ráo tránh vỏ máy và các chi tiết bị rỉ sét.
Ngoài ra cũng nên đặt máy ở nơi khô thoáng, mặt lưng và hai bên cách tường ít nhất 10cm, tránh gián, chuột làm tổ, cắn dây điện. Chú ý không đặt máy sấy quần áo gần nơi nấu nướng vì hơi dầu mỡ dễ làm máy sấy quần áo bị rỉ sét đồng thời đảm bảo đường ống nước vào và ra thuận lợi trong việc lắp đặt hay kiểm tra sửa chữa khi cần.
Khi sấy cần chú ý cân đối lượng quần áo mỗi mẻ sấy không quá nhiều và không quá ít (thông thường khi bỏ quần áo khô vào chiếm khoảng 4/5 chiều cao lồng sấy là hợp lý).
- Ngoài ra còn các nguyên nhân như động cơ có tuổi thọ cũ hoặc các máy đời cũ không được trang bị bộ giảm rung hoặc kém hiệu quả, đối trọng cân bằng, động cơ ba pha biến tần.
Nếu nguyên nhân do phần cứng hoặc phần mềm của máy mà không phải do yếu tố khách quan bên ngoài thì bạn phải nhờ trợ giúp của thợ sửa chữa chứ không thể tự khắc phục lỗi. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và thay mới một số linh kiện, phụ tùng cho máy sấy để chất lượng sấy đạt hiệu quả tốt nhất. Vệ sinh & bảo dưỡng máy sấy quần áo thường xuyên để hạn chế sự cố này.